• 1900 9082
  • Thứ 2 - thứ 6 : 8h00 -12h00 và 13h30 - 17h30

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT LẮP ĐẶT THU BẮT TÍN HIỆU VỆ TINH K+

Thứ hai - 27/03/2017 10:18
tải xuống
tải xuống
HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT TRUYỀN HÌNH K+




I. Một số định nghĩa, và thông số cần xác định
1. Hướng của anten:
Hướng của anten là hướng vuông góc với mặt phẳng đi qua mép của chảo
2. Góc phương vị (Azimuth):
Là góc nằm ngang tạo bởi hướng anten và hướng Bắc tính theo chiều kim đông hồ. Sau đây
sẽ gọi tắt là Azi.
3. Góc ngẩng (Elevation):
Là góc thẳng đứng tạo bởi hướng anten và phương nằm ngang. Sau đây sẽ gọi tắt là Ele.
4. Góc xoay LNB (skew):
Là góc xoay NLB so với phương thẳng đứng hướng lên. Nếu đứng phía sau anten và bạn
xoay LNB ngược chiều kim đồng hồ thì góc Polt mang dấu + và ngược lại.

II. Chuẩn bị các công cụ dụng cụ :
tua vít, mỏ lết, búa, kìm tuốt, La bàn, ốc vít,dây cáp, máy khoan bê tông, cáp đồng trục RG6,
đầu nối, chảo thu sóng ,thiết bị thu tín hiệu truyền hình số vệ tinh, phụ kiện lắp đặt chảo thu,
LNB (Low Noise Block)
• Anten parabol (anten chảo): là thiết bị có hình parabol dùng để thu tín hiệu các chương trình
truyền hình từ vệ tinh. Với DTH anten parabol là loại băng tần Ku có đường kính nhỏ (60cm),
thông thường là dạng elip.
• LNB (Low noise block): là bộ khuếch đại tạp nhiễu thấp gắn trên anten parabol có chức
năng đổi tần từ tần số băng Ku (10.7 ¸ 12GHz) xuống dải tần số IF (950 ¸ 2150MHz) mà bộ
giải mã có thể thu được và khuếch đại công suất tín hiệu thu được từ anten lên.
• Đầu thu giải mã đa phương tiện - IRD (Integrated Recever Decoder): thường được gọi là
Set-top Box (STB): là thiết bị thu và giải mã tín hiệu truyền hình từ anten parabol và LNB,
chuyển sang tín hiệu AV hay RF mà Tivi thông thường có thể xem được.Ngoài ra đầu thu giải
mã còn có rất nhiều tiện ích người dùng đa dạng.
• Thiết bị phụ trợ đấu nối: gồm cáp đồng trục RG6 và 02 jắc F5 cho một bộ thiết bị.

III. Các bước thực hiện lắp đặt và xoay chảo:
Bước 1 : Xác định vị trí lắp đặt :
2
o Trên nóc nhà, tường nhà… nơi có địa hình thoáng đãng, không bị che
chắn bởi nhà cửa, cây cối, hay người đi qua lại che chắn.

Bước 2 : Tiến hành lắp đặt chảo
- Tiến hành lắp đặt chảo như hướng dẫn nhà sản xuất.
3
• Chân đế (là trục đỡ anten) phải lắp thẳng đứng, khoan bắt chắc chắn xuống mặt phẳng xác
định đặt anten.
• Các thành phần của anten (trừ chân đế) phải được lắp ráp hoàn chỉnh theo đúng sơ đồ của
catalog đi kèm.
• Lắp anten vào chân đế, lưu ý các ốc vít liên quan đến việc xoay chỉnh góc ngẩng và góc
phương vị không nên vặn quá chặt. Nên để có độ mở vừa phải để xoay chỉnh được dễ dàng.

Bước 3 : Tiến hành cân chỉnh anten.
1.1Xoay góc phương vị (Azimuth) :
o Xoay chảo về hướng 132° về hướng đông nam.
4 56
                                         Bảng tóm tắc


1.2Xoay góc ngẩn (Elevation) lên hướng 57° :
o Nâng chảo lên vị trí góc ngẩn 57° theo khung đo độ trên chảo của nhà
sản xuất.
7
1.3Xoay góc LNB Skew -65,6 (về hướng 8h):
- Nếu đứng phía sau anten, bạn xoay LNB theo chiều kim đồng hồ góc Skew -
65,6 (có thước đo trên củ LNB của hãng) .
8
9

Bước 4: Đấu nối đầu thu với anten parabol và TV
• Nối cáp từ LNB đến đầu thu tại vị trí LNB IN
• Các vị trí đấu nối nên vặn chặt vừa phải, tránh vặn quá chặt gây vỡ hoặc chờn ren...
• Cáp sử dụng là loại cáp đồng trục RG6, jắc F5.
• Dùng dây AV hoặc HDMI để nối tín hiệu vào TV.

Bước 5: Dò tín hiệu.
Để thu được các kênh truyền hình thì bạn phải thể tiến hành kiểm tra mức tín hiệu theo các
bước sau: sử dụng điều khiển từ xa bấm phím INFO (kiểm tra cường độ và chất lượng tín
hiệu). Để đảm bảo thu tốt và ổn định thì điều chỉnh nhẹ nhàng đến khi mức tín hiệu thu được
cao nhất

Để biết thêm thông tin về việc đăng ký và lắp đặt truyền hình K+ vui lòng truy cập:
http://snt.com.vn/dich-vu/HUONG-DAN-DANG-KY-VA-LAP-DAT-TRUYEN-HINH-K.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây